Những cái chết lấp lửng trong vụ Lâm Bưu Lâm Bưu

Chiếc chuyên cơ Trident 256 chở Lâm Bưu chạy trốn gồm cả thảy chín người. Trong đó, gia đình Lâm Bưu gồm Lâm Bưu cùng vợ và con trai. Cùng đi với họ có hai thủ hạ đắc lực. Tổ lái gồm bốn nhân viên: cơ trưởng Phan Cảnh Diễn và ba thợ máy Lý Bình, Đài Khởi Lương và Trương Diên Khuê. Chín người trên chuyến bay này đều chết không sót một mống. Sự kiện ngày 13/9 khiến dư luận thắc mắc liệu các nhân viên tổ lái có phải là “đồng đảng” phản loạn đào tẩu cùng Lâm Bưu, hay chỉ là nạn nhân bị ép buộc phạm tội?

Sự kiện 13/9 dù bất ngờ hay không thì vẫn gây cú sốc chính trị đặc biệt lớn cho đất nước Trung Hoa. Thời kỳ đó, đất nước này đang bước vào thời kỳ “vĩ thanh” của 10 năm động loạn “đại cách mạng văn hóa” do Mao Trạch Đông thân chinh phát động.

So sánh địa vị xã hội, Lâm Bưu thuộc đẳng cấp cao, còn nhóm Phan Cảnh Diễn chỉ thuộc hàng chót bẹt. Dù cùng ngồi trên một chiếc máy bay và cùng chết khi máy bay rơi trên đất khách quê người, nhưng tên tuổi của họ được ghi nhận khác nhau trong văn kiện Đảng và nhà nước.

Không một dòng chữ nào nhắc tới tên tuổi của bất cứ ai trong nhân viên tổ bay. Thế là họ hoàn toàn bị quên lãng. Người ta mặc sức quy chụp họ, bảo họ bị Lâm Bưu lừa gạt, hãm hại cũng đúng, mà lên án họ “phản đảng, chống ông Mao” thì cũng không sai.

Ngoài bốn người trong tổ lái đã chết theo máy bay rơi, tổ bay của chiếc chuyên cơ Trident 256 còn có năm người khác. Những người này chưa kịp lên cùng máy bay nên may mắn sống sót. Khốn nỗi, họ liền bị quy là liên đới trực tiếp với sự kiện 13/9 và đều bị “cách ly điều tra” vô thời hạn vì là nghi can số một.

Năm người bị lôi đi hỏi cung liên miên. Họ phải viết các bản trần tình chứng minh rằng bốn chiến hữu xấu số của họ không hề biểu hiện dấu vết nào chứng tỏ có sự dính dáng tới âm mưu phản loạn và ý đồ chạy trốn của Lâm Bưu, trong lời nói lẫn việc làm lúc sinh thời. Thói đời người có thân phận thấp hèn, tiếng nói nhẹ bỗng ai thèm lắng nghe. Lời làm chứng của họ trước công lý chẳng qua chỉ như gió thoảng!

Máy bay chở Lâm Bưu rơi tan xác, không một ai sống sót. Đến nay, kết quả giải mã hộp đen âm thanh tìm thấy trong đống xác máy bay cũng chẳng được nói tới. Người ta có thu được tài liệu nào khả dĩ chứng minh giữa Lâm Bưu và các nhân viên tổ bay có bàn bạc trao đổi ngầm, hoặc có đấu tranh, giằng co vật lộn giữa chạy trốn và chống chạy trốn trên không trung hay không?

Ngày 11/9/1980, tức chín năm sau sự kiện 13/9, ông Đặng Tiểu Bình đã trả lời thẳng thắn về nguyên nhân dẫn tới tai họa đối với chiếc máy bay Trident 256. Tiếp El Fer, Tổng biên tập tờ Tạp chí Châm ngôn khoa học Cơ đốc giáo của Mỹ, Đặng Tiểu Bình nói: "Theo phán đoán của riêng tôi thì phi công (điều khiển chiếc chuyên cơ Trident 256) là một người tử tế, một đảng viên cộng sản tốt”.

Lời khai cung của năm thợ máy còn sống đều nhấn mạnh: Trước khi xảy ra sự kiện 13/9, mối quan hệ giữa phi hành đoàn và tập đoàn Lâm Bưu chỉ thuần túy là hành vi thực thi nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của quân chủng. Họ chỉ có nghĩa vụ duy tu, bảo dưỡng và vận hành tốt chuyên cơ.

Mà sự thật là vậy. Nhưng thật trớ trêu, suốt chín năm trời sau sự kiện 13/9, không có bất kỳ một cá nhân hay một lãnh đạo nào dám công khai bày tỏ quan điểm thừa nhận và chỉ ra bản chất về sự hy sinh của bốn nhân viên tổ lái. Báo chí hay tài liệu lưu hành nội bộ cũng không hề có lấy một dòng một chữ nào liên quan đến sự kiện. Họ né tránh “vấn đề nhạy cảm” trong cái thời đại bị chụp mũ phản cách mạng đồng nghĩa với lãnh án tử hình. Cũng có thể do họ vô cảm.

Cho tới khi ông Đặng Tiểu Bình dũng cảm nói lên sự thật, họ mới thở phào và bắt đầu “ăn theo nói leo”, đại loại: “Biết ngay mà, nhân báo như thần bảo”.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lâm Bưu http://www.odu.edu/ao/instadv/quest/linbiao.html http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p069384096 http://www.marxists.org/reference/archive/lin-biao... http://mak.bn.org.pl/cgi-bin/KHW/makwww.exe?BM=1&N... http://www.spartacus.schoolnet.co.uk/COLDbiao.htm https://trove.nla.gov.au/people/1440069 https://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut... https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12172787c https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12172787c https://www.idref.fr/027639533